các loại cổng trục
bạn đang quan tâm
tổng quan cổng trục
Cổng trục là gì?
– Cổng trục là một thiết bị được sử dụng để nâng – hạ hoặc di chuyển vật liệu, hàng hóa tập kết tại các điểm như bến bãi, nơi tập kết vật liệu.
– Cổng trục là thiết bị nâng hạ kiểu cổng có chân dạng chữ A, dùng để bốc xếp hàng hóa di chuyển trên đường ray đặt dưới nền bê tông trong nhà xưởng hoặc ngoài trời.
Sử dụng Cổng trục với mục đích để làm gì?
- Dùng để nâng hạ các vật có tải trọng lớn, kích thước cồng kềnh và có khả năng làm việc trong môi trường khắc nhiệt.
- Nơi mà cổng trục hay làm việc làm việc: Cổng trục thường có mặt tại các công ty chuyên sản xuất ống bê tông, cọc bê tông, sắt thép, bến bãi, các công trường xây dựng…
Cấu tạo của cổng trục bao gồm những phần chính nào ?
- Dầm chính: có kết cấu bằng thép, dạng I hoặc tổ hợp dạng hộp
- Chân cổng trục (dạng chữ A): Ống tròn hoặc tổ hợp dạng hộp
- Chân chạy ( dầm biên) có bánh xe kèm theo
- Palang và động cơ di chuyển
- Hệ thống cấp điện ngang cho palang
- Hệ thống cấp điện dọc cho cổng trục bằng rulo cuốn nhả cáp kiểu đối trọng hoặc động cơ
- Sàn thao tác, thang leo (sửa chữa, bảo dưỡng)
- Cabin điều khiển
Phân loại cổng trục gồm 2 loại thông dụng
Kiểu dầm đơn (có công xôn hoặc không)
Kiểu dầm đôi (có công xôn hoặc không)
Phân loại cổng trục theo tên gọi như thế nào?
- Kiểu chữ A
- Kiểu một dầm
- Kiểu hai dầm
- Kiểu chạy ray
- Kiểu lệch
- Kiểu chân dê
- Kiểu long môn
- Kiểu cẩu container
- Kiểu thủy điện
- Kiểu conson
Phân loại cổng trục theo tải trọng, khẩu độ
- Cổng trục dầm đơn: 1 tấn, 2 tấn, 3 tấn, 5 tấn, 7.5 tấn, 10 tấn, 15 tấn
- Cổng trục dầm đôi: 2 tấn, 3 tấn, 5 tấn, 7.5 tấn, 10 tấn, 15 tấn, 20 tấn, 30 tấn, 50 tấn, 100 tấn, 120 tấn đến 500 tấn.
- Cổng trục có khẩu độ thông dụng: 6 mét, 8 mét, 10 mét, 15 mét, 20 mét, 30 mét…. và các khẩu độ lẻ 8.5 mét, 10.6 mét, 15.8 mét, 20.5 mét …
Cấu tạo của cổng trục
Cổng trục gồm có nhiều loại khác nhau nên cấu tạo cũng có sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên về cơ bản thì cấu tạo của thiết bị bao gồm:
– Dầm chính có kết cấu dạng hộp hoặc bằng thép;
– Chân cổng trục đa số thiết kế theo dạng chữ A;
– Dầm đầu cổng trục;
– Hệ thống palăng nâng hạ vật liệu;
– Hệ thống điện;
– Sàn thao tác;
– Cabin điều khiển thiết bị;
– Thang trèo (leo)
- Thiết bị hoạt động dựa trên nguyên lý di chuyển thông qua bộ di chuyển bánh lốp hoặc di chuyển trên ray bằng bánh sắt đặt ở chân cổng trục.
- Xe con sẽ di chuyển thông qua hệ thống cáp kép hoặc qua động cơ đặt trên xe con. Cuối cùng hệ thống cáp sẽ được sử dụng để nâng – hạ hàng hóa.
Ưu điểm của cổng trục
- Chiều cao nâng hạ không hạn chế.
- Tải trọng nâng hạ lớn, không phụ thuộc vào kết cấu nhà xưởng có sẵn.
- Chi phí lắp đặt thấp hơn so với dùng xe nâng, xe cẩu
- Ít xảy ra sự cố trong quá trình làm việc
- Bảo hành, bảo dưỡng đơn giản.
- Thời gian gia công chế tạo nhanh.
Tính di động
– Cổng trục là thiết bị di động cho phép người sử dụng có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác có hàng hóa, vật liệu cần nâng – hạ – vận chuyển để dùng.
– Đặc điểm này cho phép thiết bị có cấu tạo đơn giản, kết cấu có thể tháo lắp từng phần để vận chuyển dễ hơn. Quan trọng nhất là chi phí lắp đặt mới thấp hơn nhiều so với các thiết bị khác.
Lắp đặt đơn giản
– Cổng trục được cấu tạo từ 3 khối chính bao gồm dầm chính; dầm biên và chân thiết bị. Các khối này liên kết với nhau bởi các bu lông có khả năng chịu lực ở cường độ cao.
– Chính đặc điểm này cho phép người dùng có thể tháo dời, lắp đặt lại nhanh chóng. Quá trình vận chuyển vì vậy cũng dễ dàng hơn.
Chi phí thấp – Ứng dụng đa dạng
– Cổng trục có nhiều lựa chọn khác nhau về tải trọng để phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng doanh nghiệp. T
– ương ứng với khẩu độ và tải trọng mà một bộ cổng trục sẽ có báo giá dao động trong khoảng từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng. Nếu so sánh với các thiết bị nâng – hạ khác thì cổng trục có chi phí thấp hơn nhiều.
– Chi phí thấp không có nghĩa là chất lượng, công năng không được đảm bảo. Thiết bị này cho phép nâng hạ với tải trọng tối đa lên đến 1.000 tấn đối với dòng chuyên dụng.
– Ứng dụng thực tế đa dạng với nâng hạ vật liệu, nâng hạ hàng hóa cho đến nâng hạ container, nâng hạ tổng đoạn trong lĩnh vực đóng tàu, nâng hạ cửa đập thủy điện…
Hoạt động ngoài trời và trong nhà
– Cổng trục có chiều cao nâng hạ không bị hạn chế nên được sử dụng cả ở trong nhà cũng như ngoài trời. Vật liệu sản xuất thiết bị cho phép chống lại mọi điều kiện thời tiết, ảnh hưởng của môi trường mà không gây ảnh hưởng tới quá trình hoạt động.
– Thiết bị có thể nâng được hàng hóa tải trọng lớn, kích thước cồng kềnh mà không chịu phụ thuộc vào kết cấu có sẵn của nhà xưởng.
– Tải trọng hàng hóa lớn thì có thể sử dụng cổng trục dầm đơn hoặc dầm đôi. Hàng hóa tải trọng thấp thì có thể lựa chọn cổng trục đẩy tay.
Nhược điểm của cổng trục
- Hệ đường ray chạy dưới đất có thể gây ảnh hưởng tới quá trình làm việc của thiết bị khác.
Phân biệt giữa cổng trục và cầu trục
– Cổng trục và cầu trục thường bị nhầm lẫn với nhau do đều có công dụng chung và nâng hạ – di chuyển hàng hóa, vật liệu. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là hai thiết bị này giống nhau.
– Cầu trục là thiết bị được sử dụng để nâng đỡ hàng hóa, bốc xếp vật liệu trong nhà xưởng.
– Cầu trục thiết kế để có thể di chuyển trên đường ray đặt ở trên cao, chạy dọc theo nhà xưởng. Xe con mang hàng có kết cấu dạng thép di chuyển được.
– Cầu trục dịch chuyển đến các vị trí khác nhau trong không gian làm việc nhờ sự phối hợp giữa các chuyển động.
– Tương tự, cầu trục cũng được phân loại thành nhiều loại khác nhau thông qua ứng dụng, kết cấu dầm, thiết kế… Thiết bị này có thể chịu được tải trọng tối đa lên đến 500 tấn, thấp hơn so với một số cổng trục chuyên dụng.
– Điểm khác nhau cơ bản nhất của hai thiết bị này nằm ở quá trình di chuyển.
– Cả cầu trục và cổng trục đều được sử dụng với mục đích nâng hạ và di chuyển hàng hóa. Sự khác biệt đến từ cách thức di chuyển. Cổng trục nâng hạ và di chuyển bằng xe con.
– Ngược lại cổng trục lại được di chuyển trên đường ray đặt trên mặt đất (sàn bên tông, sàn thép dạng tấm vv..)
– Mặt khác dù cầu trục đã được lắp đặt hoàn chỉnh vẫn có thể di chuyển cơ động thông qua đường ray. Bù lại cầu trục chỉ được dùng trong nhà còn cổng trục sử dụng cả trong nhà và ngoài trời.
Vậy lắp đặt cầu trục ở đâu uy tín – chất lượng – giá rẻ ?
Giá ở đâu rẻ nhất thì giá tại cranesvn rẻ hơn, Vì sao:
- Uy Tín: Với hơn 1000 khách hàng trong nước như: Các doanh nghiệp hàn quốc tại việt nam, doanh nghiệp tư nhân và ngoài nước như Lào, Campuchia, Myanma, đã hài lòng, và hợp tác cùng chúng tôi.
- Tư vấn, báo giá nhiệt tình, chu đáo, hình ảnh sản phẩm được báo giá bằng 3D, mang tính trực quan cao để khách hàng dễ hình dung sản phẩm
- Chất Lượng: Trang thiết bị máy móc hiện đại: Máy gá dầm, máy cắt CNC, máy hàn laze, máy hàn bán tự động nên Chất lượng đạt mọi tiêu chuẩn nâng hạ Việt Nam( có thể đạt chuẩn G7)
- Kinh Nghiệm: 12 năm kinh nghiệm trong nghề, cùng với đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao, chúng tôi bảo đảm 100% mọi bài toán về thiết bị nâng hạ sẽ được giải với đáp án hài lòng nhất cho quý vị.
- Chữ Tâm: Trao Trọn Chữ TÍN
- Thời gian giao hàng: Từ 5 đến 15 ngày với các thiết bị tiêu chuẩn, các loại tải trọng lớn thời gian chế tạo sẽ tùy vào thực tế sản xuất của nhà máy và được 2 bên thống nhất.
- Dịch vụ sau bán hàng:Chuyên nghiệp, Bảo hành, bảo trì, luôn có mặt trong vòng 8 tiếng
- Không những thế tại Cranesvn, chúng tôi đã và đang là đơn vị duy nhất tại Việt Nam mà quý khách có thể?
* Liên lạc, tư vấn, báo giá: 24/24
* Theo dõi tiến độ sản xuất qua camera liên tục 24/24
* Kiểm tra thiết bị mọi lúc từ khâu chọn thép, chọn sơn, chọn tủ điện, chọn que hàn, đến khâu sơn thành phẩm, dán logo, bảo quản để giám sát, bảo đảm hoàn hảo tới từng con bulong, ốc vít và mối hàn nhỏ nhất.