– Cầu trục, cẩu trục, cổng trục, palang là thiết bị nâng hạ có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động khi vận hành, nên cần phải kiểm định trước khi đưa vào sử dụng và phải được kiểm định định kỳ trong suốt quá trình sử dụng thiết bị.

– Việc kiểm định cầu trục giúp phát hiện các hư hỏng, các chi tiết, phụ tùng thiếu an toàn của thiết bị để kịp thời sửa chữa khắc phục giúp vận hành an toàn, tận dụng tối đa công suất sử dụng. tránh rủi ro thấp nhất thiệt hại về người và sản phẩm của doanh nghiệp.

Kiểm định cầu trục
Kiểm định cầu trục trong nhà xưởng

Kiểm định cầu trục là gì?

– Kiểm định cầu trục, cẩu trục, cổng trục hay kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị nâng hạ là quá trình đánh giá sự phù hợp tình trạng kỹ thuật của thiết bị với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của nhà nước nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng, vận hành thiết bị.

– Kiểm định cầu trục là hoạt động bắt buộc theo quy định của cơ quan quản lý Nhà nước khi sử dụng thiết bị này.

Kiểm định cầu trục gồm các hình thức nào ?

Kiểm định cầu trục lần đầu

Sau khi lắp đặt cầu trục, trước khi đưa vào vận hành, sử dụng, nhà cung cấp cần cung cấp các giấy tờ sauLý lịch, hồ sơ của cầu trục

– Tính toán sức bền các bộ phận chịu lực

– Tính toán sức bền các bộ phận chịu lực (nếu có)

– Bản vẽ chế tạo ghi đủ các kích thước chính

– Hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng sửa chữa.

– Hồ sơ xuất xưởng của thiết bị nâng kiểu cầu.

– Các chứng chỉ về kim loại chế tạo, kim loại hàn (Theo 3.1.2TCVN 4244 : 2005)

– Kết quả kiểm tra chất lượng mối hàn (Theo 3.3.4 TCVN 4244: 2005)

– Biên bản nghiệm thử xuất xưởng.

– Các báo cáo kết quả, biên bản kiểm tra tiếp đất, chống sét, điện trở cách điện động cơ, thiết bị bảo vệ (nếu có).

– Hồ sơ lắp đặt

– Giấy chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định.

kiem-dinh-cau-truc-10-tan
Kiểm định cầu trục dầm đôi
cổng trục dầm đơn 5 tấn
Kiểm định cổng trục 5 tấn

Kiểm định cầu trục định kỳ

– Thời hạn kiểm định định kỳ là 3 năm

– Lý lịch, biên bản kiểm định và phiếu kết quả kiểm định lần trước

– Hồ sơ, lý lịch cầu trục về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng; biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).

Kiểm định bất thường

– Trường hợp cầu trục có cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, thay thế phụ kiện: hồ sơ thiết kế cải tạo, sửa chữa, biên bản nghiệm thu sau cải tạo, sửa chữa, hoặc thiết bị ngưng sử dụng trên 12 tháng.

– Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt: cần xem xét bổ sung hồ sơ lắp đặt

– Biên bản kiểm tra của cơ quan chức năng (nếu có).

– Đánh giá: Kết quả hồ sơ đạt yêu cầu khi đầy đủ và đáp ứng các quy định của QCVN 7:2012/BLĐTBXH. Nếu không đảm bảo, cơ sở phải có biện pháp khắc phục bổ sung.

Quy trình kiểm định cầu trục lần đầu gồm các bước cơ bản sau

Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật cầu trục, kiểm tra hồ sơ lắp đặt

– Kiểm tra bên ngoài: các mối hàn, liên kết bulong, cóc kẹp ray, các thiết bị an toàn, hạn vị hành trình và chạy thử vận hành không tải.

– Kiểm tra điện trở nối đất không được quá 4,0Ω , điện trở cách điện của động cơ điện không dưới 0,5 MΩ (điện áp thử 500V)

– Sau khi thiết bị chạy không tải trơn chu, êm ái thì bắt đầu tiến hành thử tải tĩnh:

Thiết bị nâng kiểu cầu

– (Cẩu trục, cẩu trục, cầu lăn, cẩu lăn) thì mức thử tải là 125% tải trọng thực với mục đích: Kiểm tra độ võng theo nhà thiết kế hay biến dạng dư của kim loại và phanh cầu trục có bị trôi tải hay không, cáp nâng có chịu được tải.

Thiết bị nâng kiểu cổng

– (Cổng trục, cổng chữ A, bán cổng trục, cổng trục chân dê, cổng trục container…) thì mức thử tải là 125% tải trọng thực với mục đích: Kiểm tra độ võng theo nhà thiết kế hay biến dạng dư của kim loại và phanh cầu trục có bị trôi tải hay không, cáp nâng có chịu được tải.

– Khi thử với tải trọng bằng 125% tải trọng cho phép, nâng lên độ cao khoảng 200mm, giữ độ cao này khoảng 10 phút sau đó kiểm tra độ võng của dầm chính. Nếu dầm chính không có biến dạng dư và độ võng của dầm chính phù hợp với tính toán thiết kế thì đạt yêu cầu.

Tiến hành thử tải động: (110%.tải làm việc) vận hành 3 lần với mục đích

Kiểm tra thắng có làm việc ổn định không.

– Kết cấu thép có chắc chắn hay không.

– Thử tải động: Quá tải 110% nhằm kiểm tra hoạt động của tất cả các cơ cấu cầu trục, hệ thống cột đỡ và đường chạy. Cho cầu trục di chuyển có tải với tải trọng nâng bằng 110 % tải trọng cho phép

– Tiến hành nâng hạ tải 3 lần theo hai chiều lên và xuống nếu tải trọng không trôi thì đạt yêu cầu.

– Cho palang di chuyển dọc dầm chính, cho cầu trục di chuyển dọc nhà xưởng. Nếu hệ thống làm việc ổn định, êm, nhẹ nhàng thì đạt yêu cầu.

Quy trình kiểm định cầu trục định kỳ gồm các bước cơ bản sau

– Hồ sơ kiểm định lần trước

– Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa

– Khám xét các cơ cấu, bộ phận (kết cấu kim loại và liên kết, các chi tiết của cơ cấu nâng hạ, cơ cấu di chuyển, đường ray, …)

– Sau đó tiến hành các bước thử tải tĩnh với mức tải 125% và thử tải động với mức tải 110% – quy trình kểm định như kiểm định lần đầu

Kết quả kiểm định cầu trục

– Lập biên bản kiểm định cầu trục có chữ ký của các bên liên quan. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch cầu trục, dán tem kiểm định (khi đạt yêu cầu)

– Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cầu trục

– Dán tem kiểm định tại vị trí móc cẩu

– Hồ sơ, lý lịch máy trục

Chi phí kiểm định cầu trục –  cổng trục

– Thiết bị nâng tải trọng dưới 3 tấn giá: 700.000 vnđ

– Thiết bị nâng tải trọng từ 3 tấn đến 7,5 tấn giá: 1,1 triệu vnđ

– Thiết bị nâng tải trọng 7,5 tấn đến 15 tấn giá: 2,1 triệu vnđ

– Thiết bị nâng tải trọng từ 15 tấn đếb 30 tấn giá: 2,9 triệu vnđ

– Thiết bị nâng tải trọng từ 30 tấn đến 75 tấn giá: 3,9 triệu vnđ

– Thiết bị nâng tải trọng từ 75 tấn đến 100 tấn giá: 4,9 triệu vnđ

– Thiết bị nâng tải trọng trên100 tấn giá: 5,9 triệu vnđ

Biggercranes kiểm định tất cả các loại cầu trục, cẩu trục, cổng trục, palang, monorail được chế tạo tại nhà máy của mình và lắp đặt trong các nhà máy, nhà xưởng, kho bãi, KCN của khách hàng trong các tỉnh sau:

– An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Dương, Bình Định, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cao Bằng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Nội,

– Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hậu Giang, Hòa Bình, Hưng Yên, Kiên Giang, Kon Tum, Khánh Hòa, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Lâm Đồng, Long An, Nam Định, Ninh Bình, Ninh Thuận, Nghệ An

– Phú Thọ,Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Tiền Giang, TP HCM, Tuyên Quang, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Trà Vinh, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái.

Video kiểm định, thử tải cầu trục 3 tấn

Vậy lắp đặt cầu trục ở đâu uy tín – chất lượng – giá rẻ ?

Giá ở đâu rẻ nhất thì giá tại cranesvn rẻ hơn, Vì sao:

  • Uy Tín: Với hơn 1000 khách hàng trong nước như: Các doanh nghiệp hàn quốc tại việt nam, doanh nghiệp tư nhân và ngoài nước như Lào, Campuchia, Myanma, đã hài lòng, và hợp tác cùng chúng tôi.
  • Tư vấn, báo giá nhiệt tình, chu đáo, hình ảnh sản phẩm được báo giá bằng 3D, mang tính trực quan cao để khách hàng dễ hình dung sản phẩm
  • Chất Lượng: Trang thiết bị máy móc hiện đại: Máy gá dầm, máy cắt CNC, máy hàn laze, máy hàn bán tự động nên Chất lượng đạt mọi tiêu chuẩn nâng hạ Việt Nam( có thể đạt chuẩn G7)
  • Kinh Nghiệm: 12 năm kinh nghiệm trong nghề, cùng với đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao, chúng tôi bảo đảm 100% mọi bài toán về thiết bị nâng hạ sẽ được giải với đáp án hài lòng nhất cho quý vị.
  • Chữ Tâm: Trao Trọn Chữ TÍN
  • Thời gian giao hàng: Từ 5 đến 15 ngày với các thiết bị tiêu chuẩn, các loại tải trọng lớn thời gian chế tạo sẽ tùy vào thực tế sản xuất của nhà máy và được 2 bên thống nhất.
  • Dịch vụ sau bán hàng:Chuyên nghiệp, Bảo hành, bảo trì, luôn có mặt trong vòng 8 tiếng
  • Không những thế tại Cranesvn, chúng tôi đã và đang là đơn vị duy nhất tại Việt Nam mà quý khách có thể?

* Liên lạc, tư vấn, báo giá: 24/24

* Theo dõi tiến độ sản xuất qua camera liên tục 24/24

* Kiểm tra thiết bị mọi lúc từ khâu chọn thép, chọn sơn, chọn tủ điện, chọn que hàn, đến khâu sơn thành phẩm, dán logo, bảo quản để giám sát, bảo đảm hoàn hảo tới từng con bulong, ốc vít và mối hàn nhỏ nhất.

5/5 - (1 bình chọn)